Một trong những món ăn không thể thiếu của người dân đồng bằng Bắc Bộ từ ngàn đời, hơn thế nữa nó đã trở thành một trong những đặc sản của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam: ”Cốm Vòng – Cà Báng – Húng Láng – TƯƠNG BẦN”. Đúng vậy món TƯƠNG NẾP – đặc sản vùng Bần – Yên Nhân – Hưng Yên.
TƯƠNG NẾP – món ăn làm người ở bên nhau thêm tình ý “Quay quay rau muống chấm vào TƯƠNG “, làm người đi xa càng nhớ da diết người thân và quê hương “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm TƯƠNG”
TƯƠNG NẾP TÂM ĐỨC được nhà sản xuất lựa chọn từng hạt gạo NẾP CÁI HOA VÀNG đem xát vỏ trấu rồi thổi xôi, dàn vào nong, ủ bằng lá nhãn chờ lên mốc. Đỗ tương phải là loại đỗ ta được trồng trên đất Hưng Yên, hạt vừa đậm ngọt, rang, giã nhỏ, ngâm nước mưa được tinh lọc. Đổ gạo đã lên mốc vào chum đỗ tương ngâm, phơi nắng từ sáu tháng đến một năm. TÂM ĐỨC đã kết hợp tinh tú của trời (nước mưa tinh lọc) với chắt lọc của đất (đỗ tương, gạo nếp) thêm một chút gia vị của biển cả ( muối ), qua bàn tay người thợ lành nghề tạo nên một đặc sản rất quê, rất Việt Nam – món ăn vừa bổ dưỡng với người già, người mắc bệnh huyết áp hay tiểu đường, vừa tạo nên một chữ “TÂM” thanh tịnh gần gũi với thiên nhiên.
Với chữ “TÂM” đó, TÂM ĐỨC đã tìm hiểu giúp bạn “Dinh dưỡng phòng bệnh tim mạch” với hy vọng “thêm” vào kho kiến thức về sức khỏe của bạn.
KIẾN THỨC VỀ ĐẬU NÀNH với “PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH TIM MẠCH”
Bệnh tim mạch là một vấn đề nghiêm trọng cho nhiều quốc gia. Các nguyên nhân gây bệnh thường thấy như sau:
– Bệnh tim mạch có nguồn gốc di truyền
– Các chứng xơ cứng động mạch khác
– Áp huyết cao
– Đái tháo đường
– Khẩu phần có nhiều mỡ hay năng lượng
– Mức LDL cholesterol cao
Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là năng lượng cholesterol, đặc biệt là LDL cholesterol. Mừc cholesterol tăng lên là nguy cơ về bệnh tim mạch cũng tăng theo. Dạng chất béo trong khẩu phần ăn ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu. Khi cholesterol tăng cao, lượng dư thừa này sẽ đóng trên thành các động mạch, tạo thành những mảng bám làm cho động mạch cứng lại hay còn gọi là xơ vữa động mạch, gây hẹp mạch máu, làm lượng máu đến nuôi tim bị giảm hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Ở các quốc gia mà thực phẩm từ đậu nành được tiêu thụ thường xuyên, tỷ lệ người mắc phải bệnh tim khá thấp. Đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách làm giảm lượng cholesterol chung và lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa việc tạo vôi ở thành mạch máu, dẫn đến chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Chất isoflavone genistein trong đậu nành cũng giúp làm cho các mạch máu dẻo dai hơn.
Để hạn chế và phòng bệnh tim mạch cần quan tâm đến định mức cholesterol trong máu nhằm tránh và hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. Trong đậu nành có chất tương tự như hormon ostrogen, có vai trò duy trì ổn định cholesterol trong máu ở mức bình thường. Hơn nữa đậu nành có nhiều vitamin E, là chất chống oxy hoá rất tốt cho người bệnh tim mạch. Đậu nành không những làm giảm cholesterol mà còn ức chế khả năng oxyhoá của chất này, isoflavones tác dụng như một chất chống oxyhoá (antioxidant) ngăn chặn không để các gốc tự do tấn công LDL và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đạm đậu nành hoạt động như một chất chống oxyhoá mạnh, ngoài ra nó còn có khả năng ức chế sự kết hợp cholesterol thành các tổ chức clot- bước quan trọng dẫn đến hoạt động của tim, tạo thành các cơn đau tim. Protein trong đậu nành có khả năng làm hạ mức độ hai độc tố LDL Cholesterol và Triglyceride, tác nhân gây ra bệnh cao mỡ, mặc khác còn có khả năng làm tăng lượng HDL cholesterol, một chất hữu ích trong cơ thể có tác dụng đề kháng lại hai chất LDL cholesterol và Triglyceride. Đậu nành cũng còn có công hiệu ngăn chặn sự ôxy hóa của chất LDL cholesterol, không cho chúng có cơ hội chuyển hóa thành những nguyên tố độc hại khác và phòng ngừa được chứng nghẽn các mao huyết quản đông thời làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự phế thải và làm giảm sự hấp thụ chất béo.
(Nguồn thông tin: http://www.vinasoy.com.vn)
TÂM ĐỨC tự hào mang đến nhà bạn món ăn đặc sản Việt Nam:
TƯƠNG NẾP-BẦN